Nhôm có thực sự gây hại cho sức khỏe hay không?

Nhôm (Aluminium - Al) là kim loại chiếm tỉ lệ cao nhất ở vỏ Trái Đất (8%) và cũng là nguyên liệu lý tưởng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chế tạo thân máy bay, cửa sổ, cửa đi cho tới sản xuất thực phẩm, dược phẩm, và đồ dùng nhà bếp nhờ các điểm vật lý & hóa học, đặc biệt là đặc tính bền vững. Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi xoay quanh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do nhôm gây ra. Vậy nhôm có thực sự gây hại cho sức khỏe hay không? Cùng Karawindows tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nhôm có hại cho sức khỏe hay không

Nhôm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Sự hiện diện của nhôm trong môi trường và đời sống con người

Nhôm là một kim loại nhẹ, dẻo có tính chất hóa học bền vững, khá bền với oxy hóa và không bị ăn mòn bởi nước có cấu trúc tinh thể hexagonal gần giống với đá quý ruby. Với những đặc tính hóa lý ưu việt như vậy không khó hiểu khi nhôm được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, xây dựng và đồ dùng gia đình như một phần quan trọng trong xã hội hiện đại.

Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ trái đất sau oxy và silicon. Nói cách khác, con người đã tiến hóa và sống trong một môi trường giàu nhôm từ những ngày đầu. Cũng có nghĩa là con người đã thích nghi tốt với yếu tố này và vẫn tiếp tục tiếp xúc với nhôm hàng ngày, theo nhiều cách khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau.

Nhôm vào cơ thể người từ những nguồn nào và như thế nào?

Nhôm hiện diện không chỉ trong môi trường sống mà còn trong rất nhiều sản phẩm tiêu dùng. Do đó, con người không thể tránh được việc phơi nhiễm nhôm ở một mức độ nào đó, từ những nguồn: thực phẩm, dược phẩm, nước uống, không khí.

Khi được hấp thụ vào cơ thể, nhôm sẽ qua đường máu đến thận và nhanh chóng được bài tiết ra ngoài. Sự hấp thụ nhôm vào cơ thể người cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như loại hợp chất nhôm, thành phần của thực phẩm, tuổi tác và sức khỏe của người sử dụng thực phẩm có chứa nhôm. 

Trong trường hợp ngoại lệ như đối với bệnh nhân suy thận, nhôm có thể tích tụ và gây hại. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục bằng cách lọc máu bằng nước không chứa nhôm. 

>> Xem thêm: Những hiểu lầm thường gặp về nhôm

Tác hại của nhôm đối với sức khỏe

Nhôm được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống

Nhôm có thực sự gây hại cho sức khỏe hay không?

Giống như nhiều nguyên tố và hợp chất thường gặp khác, việc tiếp xúc quá lâu với một liều lượng lớn nhôm có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe con người. 

Những giả thuyết gây tranh cãi về tác hại của nhôm đến sức khỏe

Một số nghiên cứu liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống chứa lượng nhôm quá mức có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hệ thần kinh (bệnh Alzheimer), hệ tiêu hóa, bệnh về xương, chứng thiếu máu, ... 

Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu trên vướng rất nhiều tranh cãi và cũng chỉ dừng lại ở giả thuyết. Cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào đầy đầy đủ để khẳng định điều này. 

Tiếp xúc bình thường với nhôm có gây hại không?

Điều quan trọng là không có bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào cho thấy việc tiếp xúc bình thường với nhôm có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến con người. Ngược lại, nhôm còn mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe với vai trò là lớp bảo vệ thực phẩm khỏi vi khuẩn và ô nhiễm. Từ thời Hy Lạp cổ đại, nhôm đã được sử dụng như một thành phần trong thuốc cầm máu. 

Ngoài ra, các hợp chất nhôm cũng làm tăng tác dụng của vaccine hay thuốc. Nhôm sunphat cũng được sử dụng để làm sạch nước hay nhôm hydroxit được dùng để điều trị loét dạ dày. 

Nhôm là thành phần tự nhiên có trong rau, củ, quả (đặc biệt là khoai tây, cải bi-na, trà, …) và xuất hiện tự nhiên trong đa số thực phẩm hoặc trong thực phẩm có chất phụ gia có chứa nhôm. Ngoài ra, nhôm có thể thâm nhập vào cơ thể từ công cụ nấu nướng hoặc vật dụng sinh hoạt. 

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho chỉ ra lượng nhôm từ những nguồn này là không đáng kể (<0.1mg), nếu những vật dụng như thế được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn sản phẩm. Các sản phẩm cửa sổ, cửa đi, mặt dựng làm từ nhôm xuất hiện phổ biến trong kiến trúc hiện đại. Công nghệ sơn phủ tiên tiến anodizing hay sơn tĩnh điện đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. 

Lượng hấp thụ nhôm hàng ngày của một người ước tính là 3-10 mg, nằm trong hạn mức đối với việc phơi nhiễm quá mức không đủ để gây hại đến sức khỏe con người. Tóm lại, việc tiếp xúc bình thường hàng ngày với nhôm là an toàn miễn là bạn không bị suy thận hoặc bị phơi nhiễm quá mức trong thời gian dài, đặc biệt là nguồn nhôm từ không khí.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về vòng đời của nhôm

Tác hại của nhôm đối với sức khỏe

Vật liệu nhôm được dùng làm vỉ thuốc trong ngành dược

Lời kết

Nhôm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại và chắc chắn sẽ còn những nghi vấn về tác động tiêu cực của nguyên liệu này đến sức khỏe con người. Cũng giống như bất kỳ chất nào khác, để đảm bảo sức khỏe con người không nên tiếp xúc với lượng nhôm quá lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa có đủ bằng chứng khoa học đáng tin cậy để khẳng định việc tiếp xúc bình thường với nhôm gây hại đến sức khỏe.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: