Kinh tế tuần hoàn - Giải pháp cho sự phát triển bền vững

Không đánh đổi tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm và suy thoái môi trường, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm giải quyết cả hai nhu cầu là tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này và đang có những nỗ lực thiết thực để tiến đến mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Hueck.


Kinh tế tuần hoàn là gì?

 

Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống, trong đó các tài nguyên được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất. Hoạt động này đã được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu, tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.

 

Các yếu tố quan trọng trong kinh tế tuần hoàn

 

Kinh tế tuần hoàn hội tụ 4 lợi ích để doanh nghiệp phát triển bền vững: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội. Đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải ngành này thành nguồn của ngành kia, đồng thời góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu. Do đó, mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải do con người sản xuất, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

 

Phát triển kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Kinh tế tuần hoàn khuyến khích sử dụng năng lượng, sức lao động và vật liệu một cách hợp lý. Các sản phẩm được tái thiết kế, cải tạo để hướng tới mục tiêu tăng độ bền, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng hay sản phẩm có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn là một tất yếu để thực hiện mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững, tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là nguyên vật liệu sản xuất.
 

Chứng nhận Cradle to Cradle

 

Chứng nhận Cradle to Cradle được các thương hiệu, nhà sản xuất trên thế giới xem như một tiêu chuẩn để chuyển đổi các thiết kế và tạo ra các sản phẩm có tác động tích cực đến con người và hành tinh. Từ nước hoa cho đến đồ gia dụng, áo thun và quần jeans cho đến chai nước và các đồ trang trí, hàng nghìn sản phẩm đã đạt được Chứng nhận Cradle to Cradle. Ngày càng nhiều thương hiệu, tổ chức cũng công nhận Cradle to Cradle Certified là tiêu chuẩn ưu tiên cho các quyết định mua hàng có trách nhiệm.

 

Là một thành viên sáng lập của A | U | F (một tổ chức về tái chế nhôm tại Đức) và một thành viên của GDA (Hiệp hội Nhôm Đức), HUECK đảm bảo tỷ lệ nguyên liệu là nhôm tái chế ở mức cao nhất có thể. Ngoài ra, nhiều dòng sản phẩm HUECK được chứng nhận EDP (Sản phẩm vì môi trường). Ngoài ra, hệ thống cửa sổ/cửa đi HUECK Lambda WS / DS 075 cũng được trao chứng nhận Cradle to Cradle - vì sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

 

HUECK luôn hướng tới sự cân bằng hợp lý theo hướng xử lý có trách nhiệm đối với môi trường, con người và tương lai. Với mục tiêu này, HUECK có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ngay cả ở giai đoạn sản xuất và cả quá trình thu mua nguyên vật liệu. Khi phát triển các dòng sản phẩm của mình, HUECK tập trung vào việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, khả năng tái chế và tuổi thọ của sản phẩm. Tuy nhiên, cam kết của HUECK về tính bền vững không chỉ dừng lại ở vật liệu và quy trình sản xuất. Ở tất cả các quy trình, HUECK không ngừng nỗ lực để giảm lượng khí thải CO2 và mức tiêu thụ năng lượng song song với việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu chất thải.

 

HUECK luôn lưu ý đến việc sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài nguyên, tránh sử dụng các tài liệu in, quản lý tòa nhà bền vững và giảm thiểu các chuyến công tác. HUECK đặc biệt tự hào về các dự án được thực hiện thành công đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp về tính bền vững và sử dụng hợp lý các nguồn lực.

 

Hueck World Life Balance là hành động thiết thực của Hueck để bảo vệ môi trường và lợi ích lâu dài của khách hàng

 

>>> Tìm hiểu thêm về Hueck World Life Balance

 


 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: