Bạn đã bao giờ tự hỏi những sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và xã hội? Chứng nhận Cradle to Cradle là một thước đo uy tín được công nhận toàn cầu nhằm đánh giá và công nhận các sản phẩm an toàn và bền vững đối với môi trường - xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Vậy, chứng nhận Cradle to Cradle là gì, các tiêu chí đánh giá khắt khe ra sao, và các lợi ích của hệ sinh thái sản phẩm đạt chứng nhận Cradle to Cradle® của Karawindows như thế nào? Cùng Karawindows khám phá trong bài viết dưới đây!
Chứng nhận Cradle to Cradle® là gì?
Chứng nhận Cradle to Cradle (Cradle to Cradle Certified® - C2C) là một hệ thống tiêu chuẩn đa thuộc tính có giá trị toàn cầu nhằm đảm bảo các sản phẩm an toàn với con người, môi trường và nền kinh tế, hướng tới một tương lai công bằng và bền vững.
Trong hơn một thập kỷ qua, chứng nhận Cradle to Cradle đã giúp hơn 700 công ty, thương hiệu và nhà thiết kế hàng đầu từ hơn 40 quốc gia cải tiến và tối ưu hóa vật liệu, quy trình, hệ thống và hệ sinh thái sản phẩm với tinh thần trách nhiệm cao hơn nhờ ứng dụng khoa học tiên tiến nhất thế giới.
Các sản phẩm được chứng nhận Cradle to Cradle có tác động tích cực ngay lập tức và lâu dài đối với các công ty, người lao động, người tiêu dùng cũng như hệ sinh thái nói chung. Mục tiêu hướng đến là các sản phẩm được chứng nhận Cradle to Cradle có khả năng tái chế 100% và thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế tuần hoàn.
Chứng nhận Cradle to Cradle (C2C) là thước đo đa thuộc tính uy tín toàn cầu
Sơ lược về lịch sử của chứng nhận C2C
Khái niệm Cradle to Cradle xuất hiện từ năm 1992 trong 2 cuốn sách của McDonough và Braungart với các tiêu đề “Các nguyên tắc của Hannover: Thiết kế vì sự bền vững”, và “Cradle to Cradle: Thay đổi cách chúng ta sản xuất”. Trong các cuốn sách này, 2 vị kiến trúc tiên phong trong các ý tưởng phát triển bền vững & kinh tế tuần hoàn đã vạch ra các nguyên tắc đằng sau cách tiếp cận Cradle to Cradle.
Đến năm 2010, McDonough và Braungart đã xây dựng khung hệ thống và phương pháp chứng nhận và chính thức công bố ra công chúng thông qua Viện Đổi mới Sản phẩm Cradle to Cradle (The Cradle to Cradle Products Innovation Institute - C2CPII), hiện là cơ quan quản lý các tiêu chuẩn C2C.
Chân dung Bill McDonough và Michael Braungart – 2 kiến trúc sư khai sinh ra khái niệm “Cradle to Cradle”
Chứng nhận Cradle to Cradle® đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí nào?
5 tiêu chí đánh giá mà các sản phẩm cần đạt được để đạt chứng nhận Cradle to Cradle
Tiêu chuẩn hiện tại của Chứng chận Cradle to Cradle là phiên bản 4.0, được ra mắt từ tháng 4 năm 2021. Đây là tiêu chuẩn toàn cầu đầy tham vọng và khả thi nhất để phát triển sản phẩm an toàn, tuần hoàn và sản xuất có trách nhiệm, trong đó tính bền vững là chủ đề xuyên suốt trong các giai đoạn thiết kế và sản xuất.
Để đạt chứng nhận C2C, các công ty cần phải trải qua quy trình chứng nhận nghiêm ngặt dưới sự kiểm soát của C2CPII. Chứng nhận này phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp cùng giải pháp tiêu chuẩn toàn diện, giúp các công ty từ cam kết sang hành động thông qua lộ trình 5 bước sau:
Nguyên vật liệu an toàn
Đảm bảo vật liệu an toàn đối với con người và môi trường
Hạng mục đầu tiên trong bộ tiêu chuẩn C2C nhằm đảm bảo rằng việc lựa chọn các hóa chất và vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm sẽ ưu tiên tiêu chí bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, cải thiện chất lượng vật liệu sẵn có để sử dụng và tuần hoàn trong tương lai.
Tính tuần hoàn của sản phẩm
Thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua quá trình thiết kế và quy trình sản xuất
Hạng mục này trong bộ tiêu chuẩn C2C đánh giá rằng các sản phẩm được thiết kế với mục đích tái sử dụng và được tái tuần hoàn một cách tích cực theo quy trình tuần hoàn xác định trước.
Bảo vệ Không khí sạch & Khí hậu
Tạo ra năng lượng sạch và bảo vệ môi trường
Hạng mục này trong chứng nhận C2C giúp đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm tác động tích cực đến chất lượng không khí, nguồn cung cấp năng lượng tái tạo và cân bằng khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.
Quản lý tài nguyên nước và đất đai
Bảo vệ tài nguyên không khí, nước và đất đai
Hạng mục này trong bộ tiêu chuẩn C2C đánh giá rằng nước và đất đai được coi như các nguồn tài nguyên thuộc sở hữu chung và vô cùng quý giá. Do đó, lưu vực sông và hệ sinh thái đất đai cần được bảo vệ, nước sạch và đất đai lành mạnh sẵn sàng phục vụ con người cũng như tất cả các sinh vật khác.
Công bằng xã hội
Khuyến khích các biện pháp an toàn lao động, công bằng và bình đẳng để thúc đẩy nhân quyền và xây dựng cộng đồng vững mạnh
Tiêu chí này trong bộ tiêu chuẩn C2C đảm bảo các công ty cam kết tuân thủ việc thực hiện các quyền con người và áp dụng các thực tiễn kinh doanh công bằng và bình đẳng.
Các cấp độ của chứng nhận Cradle to Cradle®
Chứng nhận được trao dựa trên 4 cấp độ thành tích tăng dần (Đồng, Bạc, Vàng và Bạch Kim) tùy theo hiệu suất của sản phẩm trong từng tiêu chí. Mức thành tích theo tiêu chí thấp nhất của sản phẩm sẽ xác định mức chứng nhận tổng thể, nhằm khuyến khích sự phát triển và đổi mới của các công ty.
Mỗi cấp độ thể hiện một mức độ cam kết khác nhau đối với sự bền vững môi trường – xã hội:
- Chứng nhận cấp độ đồng (Bronze): Công ty đã đánh giá rủi ro môi trường đối với giai đoạn sản xuất cuối cùng và sản phẩm. Đồng thời công ty đó đã phát triển một kế hoạch cụ thể để thực hiện chính sách môi trường tại tất cả các cơ sở sản xuất của mình và sẽ được đánh giá về tiến độ khi tái chứng nhận. Ban lãnh đạo công ty cũng phải thể hiện cam kết đạt được mức độ hiệu quả cao về môi trường.
- Chứng nhận cấp độ bạc (Silver): Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý để hỗ trợ việc thực hiện và giám sát chính sách môi trường tại các cơ sở sản xuất.
- Chứng nhận cấp độ vàng (Gold): Công ty có hệ thống quản lý để tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm để hỗ trợ việc thực hiện và giám sát chính sách môi trường trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
- Chứng nhận cấp bạch kim (Platinum): Là cấp độ chứng nhận cao nhất cho biết công ty đã tích hợp các mục tiêu môi trường vào các đánh giá hiệu suất của nhân viên và cung cấp các biện pháp khuyến khích ban lãnh đạo và nhân viên tham gia tích cực vào việc đạt được các mục tiêu môi trường của công ty.
Các cấp độ theo từng tiêu chí của chứng nhận C2C
Lợi ích của sản phẩm đạt chứng nhận Cradle to Cradle® của Karawindows
Để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất đối với một sản phẩm nào đó, điều quan trọng là bạn phải hiểu toàn bộ vòng đời của nó, bao gồm nguồn gốc từ đâu, nguyên vật liệu và quy trình sản xuất như thế nào và điều gì xảy ra với sản phẩm khi hết vòng đời. Đây là lý do tại sao chứng nhận Cradle to Cradle là một công cụ hữu ích khi nghiên cứu các thương hiệu tốt hơn để hỗ trợ và nỗ lực hiểu được những tác động của chúng.
Các công ty có sản phẩm được chứng nhận Cradle to Cradle thể hiện cam kết của họ đối với tính bền vững, bao gồm việc sử dụng các vật liệu an toàn hơn, tái chế theo quy trình khép kín và sử dụng các biện pháp lao động có trách nhiệm hơn.
Chứng nhận từ bên thứ 3 là các tổ chức uy tín như C2C mang lại tiếng nói đáng tin cậy giúp khách hàng yên tâm khi lựa chọn sản phẩm đảm bảo an toàn cho môi trường, xã hội và nền kinh tế.
Danh mục sản phẩm đạt chứng nhận Cradle to Cradle mà Karawindows cung cấp
Hệ thống sản phẩm nhôm của HUECK đạt chứng nhận Bạc Cradle to Cradle
Các dòng sản phẩm của Hueck được Karawindows cung cấp bao gồm hệ cửa sổ/cửa đi HUECK Lambda WS/DS 075/090 và các hệ mặt dựng nhôm kính HUECK Trigon FS 040/050/060, HUECK Trigon FS 050/060 SG, và HUECK Trigon FS SL đã đạt chứng nhận Cradle to Cradle cấp độ Bạc.
Bên cạnh lợi thế từ Kỹ thuật Đức, các dòng sản phẩm của Hueck đều được thiết kế để giúp các nhà quy hoạch và kiến trúc sư hiện thực hóa các ý tưởng thiết kế và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về khả năng cách nhiệt, độ trong suốt, an toàn, cách âm và tính bền vững.
Theo ông Christian Wedi - Giám đốc sản phẩm Hueck, nỗ lực để tất cả các sản phẩm mới của Hueck sẽ đạt chứng nhận C2C là một trong những tầm nhìn chiến lược của thương hiệu nổi tiếng này.
Hệ sản phẩm cửa sổ/cửa đi Lambda WS/DS 075/090 và Trigon FS của Hueck đạt chứng nhận Bạc Cradle to Cradle
Alumil – Đối tác của Karawindows là công ty nhôm kính kiến trúc đầu tiên tại Hy Lạp đạt chứng nhận Cradle to Cradle
Sau khi thực hiện thành công chiến lược phát triển sản xuất nhôm tái chế "xanh" và đạt danh hiệu “Công ty Bền vững nhất ở Hy Lạp 2022”, ALUMIL đã trở thành công ty đầu tiên của Hy Lạp về các hệ thống nhôm kiến trúc nhận chứng nhận Bạc Cradle to Cradle Certified® - C2C cho nhiều dòng sản phẩm của mình.
Cụ thể, tổng cộng 34 sản phẩm Alumil – bao gồm hệ thống cửa sổ, cửa đi trượt, cửa xếp, mặt dựng nhôm kính đã đạt chứng nhận C2C. Sự công nhận đặc biệt quan trọng này là phần thưởng có giá trị cho những nỗ lực và hành động của ALUMIL nhằm củng cố chiến lược kinh doanh gắn liền với các giá trị bền vững và nền kinh tế tuần hoàn.
Hệ thống cửa sổ, cửa đi trượt, cửa xếp, mặt dựng nhôm kính của Alumil đạt chứng nhận Bạc C2C
Lời kết
Chứng nhận Cradle to Cradle - một trong những thước đo uy tín hàng đầu thế giới với những tiêu chí cực kỳ khắt khe đã thúc đẩy nhiều thương hiệu và nhà sản xuất hàng đầu hoạt động có trách nhiệm hơn với con người – môi trường – xã hội vì một tương lai an toàn và phát triển bền vững.
Tính bền vững cũng như tư duy hành động vì cộng đồng và hệ sinh thái đã được tích hợp trong bộ giá trị cốt lõi của Karawindows ngay từ ngày đầu. Hưởng ứng xu hướng đầy tích cực này và coi đó là trách nhiệm của mình, Karawindows luôn luôn và sẽ mãi là đơn vị hết mình ủng hộ cho phong trào bền vững.
Karawindows - Made in Germany
Mời quý khách xem thêm bài viết "Thông điệp bền vững đến từ sản phẩm nhôm tái chế Hydro CIRCAL 75R - HUECK"