Kính Low-E là gì? Những ưu điểm vượt trội của kính Low-E

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn giải pháp kính để hoàn thiện ngôi nhà trong mơ của mình thì kính Low-e có thể sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất hiện nay. Sự xuất hiện của loại kính này đã tạo ra một “cuộc cách mạng” giúp cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng năng lượng và nâng tầm không gian sống cho ngôi nhà của bạn.

Trong bài viết dưới đây, Karawindows sẽ giúp bạn giải đáp kính Low-E là gì, cấu tạo của loại kính này như thế nào và đâu là những ưu điểm vượt trội của kính Low-E so với kính thông thường. 

Kính Low-E là gì?

Kính Low-e (Low-emissivity) có thể được hiểu là kính có độ phát xạ thấp, kính cách nhiệt hoặc kính tiết kiệm năng lượng. Độ phát xạ ở đây được hiểu là lượng bức xạ phát ra hoặc hấp thụ từ một bề mặt. Bí quyết tạo nên cách nhiệt vượt trội của kính Low-E so với kính thông thường là lớp phủ kim loại rất mỏng (film) trên mỗi bề mặt kính. Lớp phủ chuyên dụng này sẽ hạn chế sự trao đổi nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài, từ đó hỗ trợ việc điều hòa nhiệt độ trong nhà. 

Với công nghệ tiên tiến này, kính Low-e sẽ giúp cho nhà bạn mát hơn vào mùa hè và ấm hơn vào mùa đông. Bạn có thể hình dung nó như một “hàng rào” cách nhiệt vô hình cho cửa của ngôi nhà bạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện năng cho việc sưởi ẩm hay làm mát cũng như giảm lượng khí thải carbon ra môi trường. 

Ngoài ra, lớp phủ này mỏng đến mức nó sẽ không ảnh hưởng đến lượng ánh sáng tự nhiên đi vào trong nhà. Như vậy, kính Low-E không chỉ giúp tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện mà còn kiến tạo không gian sống thoải mái và lành mạnh cho gia chủ. 

Kính Low-E còn được gọi là kính tiết kiệm năng lượng (Nguồn: Internet)

Kính Low-E còn được gọi là kính tiết kiệm năng lượng (Nguồn: Internet)

Những thông số quan trọng của kính Low-e

Không phải tất cả các loại kính Low-E đều giống nhau. Các loại kính và lớp phủ khác nhau sẽ cung cấp các mức hiệu suất khác nhau. Để lựa chọn kính Low-E phù hợp điều quan trọng là bạn cần nắm được một số thông số quan trọng bao gồm:

1. Hệ số truyền nhiệt U (U-value) (Đơn vị: W/(m2.K)

U_value là thông số biểu thị tốc độ truyền nhiệt qua phần trung tâm của kính do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và mặt kính. Thông số này cho biết lượng nhiệt thất thoát ra ngoài là bao nhiêu và thể hiện khả năng giữ nhiệt bên trong tốt như thế nào. Thông thường đối với kính Low-E thông số này nằm trong khoảng từ 0.1 đến 1.25. Nhìn chung, U_value càng thấp thì khả năng cách nhiệt càng tốt.

2. Hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời (SHGC) 

Hệ số SHGC là tổng lượng nhiệt mặt trời hấp thụ qua kính (trong khoảng 0-1). Đối với khí hậu nóng với nền nhiệt cao như ở Việt Nam, kính Low-E với hệ số SHGC thấp trong khoảng từ 0.10 - 0.50 cản bức xạ mặt trời tốt được đánh giá lý tưởng trong việc giúp nhà bạn mát mẻ hơn trong mùa hè. 

3. Độ truyền sáng (Visible transmittance) 

Độ truyền sáng cho thấy độ trong suốt và thể hiện lượng ánh sáng tự nhiên đi qua kính. Kính Low-E thường có độ truyền sáng tiệm cận 100% được đánh giá là tốt nhất. 

Phân loại kính Low-E phổ biến hiện nay

Kính Low-E có thể được phân loại theo 2 tiêu chí: Lớp phủ và cách thức sản xuất kính.

Thiếc, bạc và kẽm là các loại kim loại phổ biến nhất được sử dụng để tạo ra lớp siêu mỏng trên bề mặt kính Low-E. Ngoài ra, nhiều loại kính Low-E sử dụng kết hợp các lớp kim loại khác nhau. Tuy nhiên, dù kim loại được sử dụng để tạo nên lớp phủ là gì thì chúng đều thuộc hai loại lớp phủ Low-E cơ bản: Lớp phủ low-e thụ động (Passive Low-E coating) và lớp phủ Low-E kiểm soát năng lượng mặt trời (Solar control Low-E coating) với những điểm khác biệt như sau:

  • Lớp phủ Low-E thụ động: Được thiết kế với mục đích tối đa hóa nhiệt mặt trời truyền vào tòa nhà, còn được gọi là hiệu ứng sưởi ấm “thụ động” giúp giảm mức tiêu thụ của hệ thống sưởi. Loại kính Low-E này lý tưởng cho vùng khí hậu lạnh, vì chúng có thể giảm đáng kể chi phí sưởi ấm ngôi nhà của bạn.

  • Lớp phủ Low-e kiểm soát năng lượng mặt trời: Giúp hạn chế lượng năng lượng mặt trời hấp thụ vào nhà, giữ cho không khí trong nhà mát hơn và giảm mức tiêu thụ điện cho điều hòa. Loại kính Low-E phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam, đặc biệt là những nơi nhận được nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Ngoài ra, theo cách thức phủ, kính Low-E được phân loại thành “phủ cứng” và “phủ mềm”:

Kính Low-E Solar control giúp kiểm soát nhiệt lượng: Giữ nhà bạn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè

Kính Low-E Solar control giúp kiểm soát nhiệt lượng: Giữ nhà bạn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè

  • Kính low-e phủ cứng (Hard-coat Low-E)

Là loại kính có lớp phủ cứng được sản xuất thông qua quy trình nhiệt phân pyrolytic. Cụ thể, trong quá trình sản xuất một lớp kim loại nóng chảy được phủ lên tấm kính trong khi kính vẫn còn hơi nóng chảy (vừa ra khỏi lò). Lớp phủ sẽ được hợp nhất vào kính khi nó nguội đi, tạo ra một liên kết rất bền "cứng".

Lưu ý khi sử dụng kính Low E phủ cứng:

- Mặt kính được phủ phải được lắp vào phía bên trong tòa nhà để bảo vệ lớp phủ.

- Loại kính này cần có chế độ làm sạch riêng biệt so với kính thông thường.

  • Kính low-e phủ mềm (Soft coat Low-e)

Là loại kính Low-e được tạo ra thông qua quy trình phún xạ Magnetron (MSVD). Trong phương pháp này, các hạt tạo nên lớp kim loại được phủ lên các tấm kính đã được cắt sẵn, ở nhiệt độ phòng. Quy trình này được thực hiện trong một buồng kín chân không chứa đầy khí trơ tích điện. Lớp phủ kim loại thu được cực kỳ mỏng.

Lưu ý khi sử dụng kính Low E phủ mềm:

- Cần được sử dụng trong kính hộp từ 2 lớp trở nên để có tuổi thọ và hiệu suất cao hơn. 

- Quy trình làm sạch tương tự như đối với kính thông thường.

- Không có hiện tượng tạo sương mù như kính phủ cứng. 

Kính low-e phủ mềm (Soft coat Low-E)

Kính low-e phủ mềm (Soft coat Low-E)

Những ưu điểm vượt trội của kính hộp Low-E so với các loại kính thông thường

Lớp phủ đặc biệt của kính Low-E được thiết kế mới mục đích quan trọng nhất là hiệu quả năng lượng cùng nhiều lợi ích bổ sung. Cụ thể như sau:

1. Tiết kiệm năng lượng

Ước tính 70% thất thoát năng lượng là qua cửa sổ và cửa ra vào. Kính Low-E sẽ giảm tổn thất này và giúp duy trì nhiệt độ bên trong ngôi nhà, từ đó giảm gánh nặng cho hóa đơn máy sưởi và điều hòa. 

2. Khả năng cách nhiệt vượt trội nhờ khí Argon

Phần lớn kính Low-E sử dụng khí Argon giữa các tấm kính. Điều này giúp bảo vệ lớp phủ của cửa sổ, nhưng nó cũng cải thiện hiệu suất năng lượng vì khí Argon có mật độ cao hơn không khí thông thường, giúp giữ cho nhiệt độ bên trong không thoát ra ngoài. 

3. Khả năng phản xạ bức xạ mặt trời

Kính Low-e với lớp phủ kiểm soát năng lượng mặt trời có hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời (SHGC) thấp tới 0,14 - đồng nghĩa với việc 86% nhiệt mặt trời sẽ bị bức xạ khỏi ngôi nhà của bạn. Nhờ đó, bạn có thể tận hưởng không khí mát mẻ dễ chịu giữa mùa hè nắng nóng. 

4. Chống tia UV, bảo vệ nội thất cho ngôi nhà của bạn

Thông qua cơ chế tương tự cản bức xạ nhiệt, kính Low-E còn có thể ngăn gần như 100% bức xạ tia UV xâm nhập vào ngôi nhà bận. Điều này không chỉ giúp bạn an tâm rằng gia đình được bảo vệ khỏi tác động tiêu cực của tia UV mà còn giúp giữ gìn nội thất trong nhà khỏi bị phai màu và hư hại theo thời gian. 

Kính Low-E giúp cản nhiệt mặt trời và tia UV trong khi vẫn cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào trong nhà

Kính Low-E giúp cản nhiệt mặt trời và tia UV trong khi vẫn cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào trong nhà 

5. Giảm ngưng tụ

Sự ngưng tụ có thể tích tụ giữa các tấm kính cửa trước có thể dẫn đến các vấn đề như hiện tượng sương mù kính hoặc nấm mốc. Hiện tượng này thường xảy ra trong mùa đông, khi nhiệt độ trong nhà cao hơn nhiều so với nhiệt độ bề mặt kính. Nhờ lớp phủ bảo vệ, kính Low-E giúp giảm thiểu và thậm chí có thể loại bỏ sự ngưng tụ không mong muốn và giữ cho nhiệt độ bề mặt của kính ấm hơn vào mùa đông.

6. Độ bền cao

Kính Low-E thường được sản xuất thành kính hộp hay kính dán nhằm hạn chế khả năng bị trầy xước hoặc hư hỏng cho lớp phủ. Nhờ đó, khả năng cách nhiệt, phản xạ nhiệt mặt trời và tia UV được duy trì trong nhiều năm. Ngoài ra, kính Low-E cũng không ảnh hưởng đến việc bổ sung các công năng hữu ích khác như cách âm hay tăng cường sự riêng tư.

7. Sự thoải mái và kiến trúc đa dạng

Bên cạnh hiệu quả năng lượng, kính Low-E còn giúp kiến tạo ra một không gian sống thoải mái hơn. Kính này giảm hiệu ứng nhiệt như cảm giác lạnh hoặc nóng khi đứng gần cửa sổ, tạo ra một không gian thoáng đãng và thoải mái. Ngoài ra, kính Low-e cũng đa dạng các lựa chọn màu sắc và kiểu dáng, tương thích với nhiều phong cách kiến trúc và thiết kế nội thất.

Kính Low-E còn tồn tại nhược điểm gì không?

Từ năm 1975 khi kính Low-E lần đầu được tung ra thị trường, loại kính này luôn được đánh giá là giải pháp tối ưu với rất nhiều ưu điểm. Nhược điểm có thể coi là duy nhất của loại kính này chính là giá thành của nó. Tuy nhiên, xét về lâu dài đây là một lựa chọn bền vững - phù hợp với xu thế hiện đại hiện nay. 

Ứng dụng kính Low-E như thế nào?

So với kính Low-E phủ cứng, kính Low-E phủ mềm kiểm soát nhiệt được sử dụng phổ biến hơn nhờ độ phát xạ thấp hơn, đặc biệt ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, có nền nhiệt và tổng lượng chiếu sáng cao như Việt Nam. 

Cụ thể, loại kính này được sử dụng rộng rãi trong cửa mặt tiền, cửa ra vào, cửa sổ, mặt dựng tại trung tâm thương mại, showroom, khách sạn. Kính Low-E cũng là giải pháp lý tưởng được các chủ nhân các biệt thự, lâu đài ưa thích sử dụng. 

>> Quý khách có thể tham khảo các dự án Karawindows đã thực hiện sử dụng kính Low-E tại địa chỉ này: https://karawindows.com/du-an

Kính Low-E được ứng dụng đặc biệt trong những khu vực tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời

Kính Low-E được ứng dụng đặc biệt trong những khu vực tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời 

Top 5 nhà cung cấp kính uy tín hàng đầu thế giới

1. Kính AGC - Asahi Glass 

Thương hiệu kính AGC thuộc tập đoàn Mitsubishi được đánh giá là một trong những công ty sản xuất kính lớn nhất thế giới với các nhà máy trải dài khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Lĩnh vực hoạt động chủ đạo của AGC là sản xuất, chế tạo và phát triển các sản phẩm kính kiến trúc, kính ô tô, ... với các tính năng nổi bật về cách âm cách nhiệt, truyền sáng, kiểm soát nhiệt mặt trời, an toàn và tính thẩm mỹ cao. 

2. Kính Saint-Gobain

Thương hiệu kính Saint-Gobain với bề dày lịch sử lên tới hơn 350 năm đến từ nước Pháp cũng là một trong những nhà cung cấp cửa kính hàng đầu thế giới. Saint-Gobain xuất hiện tại hơn 68 quốc gia trên thế giới với đội ngũ nhân sự lên tới gần 171.000 người. Thương hiệu này cung cấp các giải pháp kính tối ưu cho các ngành khác nhau như thương mại, khu dân cư, chăm sóc sức khỏe, không gian công cộng, … 

Thương hiệu kính Saint-Gobain với bề dày lịch sử hơn 350 năm

Thương hiệu kính Saint-Gobain với bề dày lịch sử hơn 350 năm 

3. Nippon Sheet Glass 

Nippon Sheet Glass là một tên tuổi lớn trong ngành sản xuất kính với lịch sử hơn 100 năm trên thị trường. Với hơn 26.000 nhân viên hoạt động khắp các châu lục, thương hiệu kính đến từ Nhật Bản này hiện cung cấp sản phẩm tại 130 quốc gia. Ưu điểm nổi bật của các sản phẩm kính Nippon Sheet Glass là ở thiết kế nổi bật, màu sắc đa dạng và kích thước vượt trội. 

4. Kính SCHOTT

SCHOTT là một tập đoàn công nghệ nổi bật trong lĩnh vực thủy tinh/kính đặc biệt là gốm thủy tinh. SCHOTT có hơn 130 năm kinh nghiệm về vật liệu và công nghệ, đồng thời cung cấp nhiều giải pháp chất lượng cao và thông minh. Thương hiệu kính đến từ Mỹ này hỗ trợ đổi mới và cải tiến cho nhiều ngành công nghiệp như thiết bị gia dụng, dược phẩm, điện tử, quang học, khoa học đời sống, ô tô và hàng không.

5. Kính Arcon 

Thương hiệu kính đến từ CHLB Đức với hơn 30 năm hoạt động trên thị trường cũng là một nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực kính kiến trúc như kính an toàn, kính cường lực, kính dán, ... 

Nhiều sản phẩm kính đặc biệt của Arcon được sử dụng tại nhiều công trình tầm cỡ như: sân bay Barcelona, sân vận động của Thế vận hội Olympic ở Athens, tòa nhà hành chính của hội chợ thương mại Milan và Cung điện Công lý ở Luxembourg, …

Arcon là Thương hiệu kính đến từ CHLB Đức với kinh nghiệm 30 năm trên thị trường

Tìm hiểu thêm về sản phẩm kính Low-E Karawindows cung cấp

Với mong muốn đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của gia chủ đối với kính trong ô cửa sổ - nơi lấy dưỡng khí, thỏa mãn góc view huyền ảo hay đảm bảo an toàn cho người dùng, Karawindows luôn tâm niệm mang đến giải pháp kính tối ưu nhất. 

Đặc biệt, sự kết hợp kính Low-E với hệ profile nhôm cầu cách nhiệt của 2 thương hiệu Hueck_CHLB ĐứcAlumil_Hy Lạp mà Karawindows đang cung cấp đem đến giải pháp cửa, mặt dựng nhôm kính vượt trội về công năng cách âm - cách nhiệt, tiết kiệm điện năng đồng thời bảo vệ an toàn sức khỏe của gia đình bạn. 

Cửa kính thương hiệu AGC_Vương Quốc Bỉ mà Karawindows đang cung cấp 

Cửa kính thương hiệu AGC_Vương Quốc Bỉ mà Karawindows đang cung cấp 

Lời kết

Không chỉ là giải pháp tiết kiệm năng lượng thông minh và hiệu quả, kính Low-E còn mang lại nhiều lợi ích khác nhau như chống nắng, bảo vệ người dùng khỏi tia UV và tạo ra không gian sống thoải mái và an toàn cũng như đóng góp vào bảo vệ môi trường. Hãy lựa chọn các giải pháp cửa + mặt dựng nhôm kính sử dụng kính Low-e cho ngôi nhà của bạn và tận hưởng một không gian sống tiện nghi và bền vững.

                                                                                       Karawindows - Made in Germany

Để được tư vấn về các sản phẩm của Karawindows, quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline: 0977 275 375

VP&NM: Km9 Đại lộ Thăng Long, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.

VP.TPHCM: Tháp SAV3, 28 Mai Chí Thọ, An Phú, Q2, TP. Hồ Chí Minh.

 

 

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: