Nhôm một trong những kim loại thông dụng đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 khi khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc lan rộng.
Để sản xuất 1 tấn kim loại này cần khoảng 14MWh điện, mức năng lượng đủ để một ngôi nhà trung bình tại Anh dùng trong hơn ba năm. Nếu coi ngành công nghiệp sản xuất 65 triệu tấn nhôm một năm là một quốc gia, thì nước này sẽ tiêu thụ điện lớn thứ năm trên thế giới.
Trung Quốc trong nỗ lực hạn chế sử dụng năng lượng trong công nghiệp sẽ thắt chặt hơn đối với sản xuất nhôm, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung. Chi phí năng lượng tăng trên khắp châu Á và châu Âu cũng có nghĩa là nguy cơ bị cắt giảm nguồn cung nhiều hơn.
Kim loại này đã tăng 3,3% lên 3.064 USD mỗi tấn trên Sàn giao dịch London (Anh) vào đầu tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 7/2008, dẫn đầu mức tăng chung của các kim loại cơ bản.
Giá một tấn nhôm giao dịch trên sàn London (màu đen) và chi phí điện cho việc sản xuất một tấn nhôm tại Đức (màu đỏ). Ảnh: Bloomberg
Trong một nỗ lực để giảm bớt cuộc khủng hoảng năng lượng đang tồi tệ thì Trung Quốc thông báo sẽ cho phép áp mức giá điện cao hơn. Còn tại Hà Lan, do chi phí sản xuất tăng mạnh, nhà sản xuất nhôm Aldel dự kiến cắt giảm sản lượng từ tuần này.
Ngoài ra, giá nhôm còn bị đẩy cao hơn sau khi EU áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm cán phẳng từ Trung Quốc, mặc dù ban đầu đã đình chỉ thuế trong 9 tháng và loại trừ một số vật liệu chính, bao gồm kim loại được sử dụng trong đồ uống, ôtô và các ngành công nghiệp máy bay.
Theo Bà Đặng Thị Lan Anh - Giám đốc xuất nhập khẩu Công ty cổ phần Thế giới cửa Châu Âu Karawindows: “Thông thường, giá nhôm tăng vọt sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất ở những nơi khác mở lại các nhà máy cũ và xem xét bổ sung nguồn cung mới. Tuy nhiên, sự tăng vọt về chi phí điện năng đang gây áp lực lên các lò luyện và có thể gây khó khăn cho việc khởi động sản xuất trở lại.”
Ví dụ, một nhà máy luyện nhôm ở Đức phải trả khoảng 4.000 USD cho chi phí điện cần thiết để sản xuất một tấn kim loại, con số này đang vượt xa giá nhôm hiện tại.